Hiện nay, trần thạch cao nổi được nhiều khách hàng lựa chọn thi công trong thiết kế nội thất trần phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp,... Vậy mẫu trần thạch cao khung xương nổi này có ưu nhược điểm gì? Giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây, Tổng Kho Thạch Cao sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin về mẫu trần này hãy xem chi tiết nhé!
Trần thạch cao nổi là gì?
Trần thạch cao nổi hay còn được gọi là trần thả là một hệ thống trần được sử dụng rộng rãi. Hệ thống này bao gồm khung xương và tấm thạch cao chuyên dụng.
Các loại trần trần nổi hiện nay
Hiện nay trên thị trường, có nhiều loại trần thạch cao nổi được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, trần thạch cao nổi chủ yếu được chia thành hai dạng chính như sau:
Trần thạch cao nổi tấm phủ PVC:
Loại trần này sử dụng khung xương nổi từ các nhà sản xuất khác nhau kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC.
Tấm PVC có nhiều ưu điểm như chống bám bụi, chống bẩn, độ bền cao, mặt sau có lớp giấy bạc chống thấm nước và cách nhiệt tốt. Các nhãn hiệu tấm phủ PVC phổ biến trên thị trường bao gồm: Vĩnh Tường, Star, Suntex...
Trần thạch cao khung nổi sợi khoáng:
Đây là loại trần kết hợp giữa tấm sợi khoáng và khung xương trần thả thông thường hoặc khung xương được thiết kế đặc biệt cho tấm sợi khoáng (trong một số trường hợp, có sử dụng tấm gờ nhỏ).
Tấm trần sợi khoáng có trọng lượng nhẹ, mềm mịn, bề mặt được đục lỗ để tạo hiệu ứng âm thanh và cách nhiệt tốt.
Tấm trần thạch cao sợi khoáng có nhiều mẫu mã đa dạng và mỹ thuật hơn so với tấm thạch cao phủ PVC, tuy nhiên, giá thành cũng cao hơn. Các nhãn hiệu tấm sợi khoáng phổ biến trên thị trường gồm: Armstrong, Daiken, AMF, USG...
Trần thạch cao nổi có ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Trần nổi có nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt cách nhiệt, cách âm và chống cháy tốt. Điều đáng chú ý là trần nổi không sinh ra khói độc hại cho sức khỏe và không chứa các chất gây hại, giúp tiết kiệm chi phí khi sử dụng điều hòa.
- Quá trình thi công trần nổi nhanh chóng, gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian. So với các loại trần thạch cao khác, trần nổi thường có chi phí thấp hơn.
- Ngoài ra, nó còn dễ dàng tháo lắp, sửa chữa. Khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm trần thạch cao hỏng và thay thế bằng tấm mới một cách thuận tiện.
- Trần nổi cũng thuận tiện cho việc lắp đường dây và các thiết bị, hệ thống thông gió. Vì vậy, việc thay thế trở nên dễ dàng hơn.
- Khi thời tiết thay đổi, trần nổi ít bị co võng sau khi thi công.
- Với giá thành rẻ, trần nổi mang lại thẩm mỹ cao và có khả năng ứng dụng linh hoạt với mọi phong cách thiết kế nội thất và không gian kiến trúc đẹp.
Nhược điểm
- Việc thay đổi mẫu mã trên trần nổi (trần thả) thường gặp khó khăn do sử dụng những tấm có kích thước cố định.
- Các tấm nhỏ gây cảm giác chia vụn không gian, do đó trần nổi (trần thả) ít được ứng dụng trong thiết kế nhà ở.
- Tính thẩm mỹ của trần nổi cũng thường kém hơn so với trần chìm.
Nên làm trần thạch cao chìm hay nổi?
Mỗi loại trần thạch cao sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và không gian công trình, bạn có thể lựa chọn phù hợp. Dưới đây làm bảng so sánh bạn có thể tham khảo nhé. Ưu điểmNhược điểmTrần thạch cao nổi
- Khi thời tiết thay đổi liên tục, trần nổi ít bị cong võng.
- Quá trình thi công nhanh chóng và đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Thuận tiện trong việc tháo lắp, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị đường dây và hệ thống thông gió trên trần.
- Chất liệu của trần nổi cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Đặc biệt, nó còn chống lan truyền lửa và không tạo ra khói độc hại cho sức khỏe.
- Chi phí thi công thường rẻ hơn so với các loại trần thạch cao khác.
- Không mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình thiết kế và có khả năng trang trí hoa văn hạn chế so với trần chìm.
- Các tấm trần nổi có kích thước nhỏ, gây cảm giác chia vụn không gian. Do đó, thường được ứng dụng cho các không gian lớn.
- Khi lắp đặt, không gian bị chia rẽ, tạo cảm giác không gian không liền mạch và gắn kết.
- Thường sử dụng những tấm có kích thước cố định, gây khó khăn trong việc thay đổi mẫu mã.Trần thạch cao chìm
- Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao hơn trần nổi. Nó dễ dàng trang trí và decor theo ý thích của gia chủ.
- Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc, mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Dễ dàng định hình với nhiều kiểu thiết kế theo phong cách khác nhau. Quá trình thi công nhanh chóng, dễ lắp ráp, tiết kiệm thời gian thực hiện. Trần thạch cao chìm còn có những tính năng vượt trội hơn trần nổi, bao gồm chống thấm, cách âm, cách nhiệt và độ bền lâu.
- Chi phí đắt đỏ và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn trong quá trình thi công và bảo trì.
- Khó tháo dỡ để sửa chữa và tốn nhiều công sức. Khi cần sửa chữa trần chìm, thường phải tháo toàn bộ trần xuống. Nếu không sửa chữa kịp thời, có thể phải hủy bỏ toàn bộ trần nhà.
- Dễ bị rạn nứt do tác động của thời tiết hoặc thời gian sử dụng. Không phù hợp cho những ngôi nhà cấp 4 có mái tôn, vì nó dễ bị thấm nước và màu sắc dễ phai.
Báo giá thi công trần thạch cao nổi
Giá trần thạch cao nổi có thể dao động từ 115.000 đến 155.000 đồng/m2, tùy thuộc vào loại tấm (gyproc hoặc Boral) và diện tích cần thi công. Báo giá có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào đơn vị thi công trần tại khu vực địa lý của bạn.
Các mẫu trần thạch cao nổi đẹp sang trọng
Hiện nay, trần thạch cao khung nổi được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều công trình nội thất có thể điểm qua như: Trần nhà phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, quán cafe, showroom, văn phòng,... Dưới đây Tổng Kho Thạch Cao xin gửi đến bạn những mẫu trần thạch cao khung xương nổi đẹp hiện đại nhất
Xem thêm: https://tongkhothachcao.com/tran-thach-cao-noi
#tranthachcaonoi #tongkhothachcao